Cựu giám đốc nhà tù Toul Sleng (Campuchia) chết sau khi lâm bệnh nặng

Tù nhân Kaing Guek Eav bí danh Duch lâm bệnh nặng và được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Xô Viết - Khmer vào đêm 31/8/2020.

Phát ngôn viên tòa án Khmer Đỏ ông Neth Pheaktra cho biết, tù nhân Kaing Guek Eav, bí danh Duch cựu giám đốc nhà tù Toul Sleng - S21 đã chết vào rạng sáng 2/9/2020.

Cựu giám đốc nhà tù Toul Sleng (S21) Kaing Guek Eav – còn được gọi là Duch bị kết án tù chung thân vào ngày 3/2/2012 vì các tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh tại nhà tù Toul Sleng.  

cuu giam doc nha tu toul sleng (campuchia) chet sau khi lam benh nang hinh 1
Cựu giám đốc nhà tù Toul Sleng ( S21) Kaing Guek Eav – còn được gọi là Duch nhập viện. Ảnh Freshnews.

Tù nhân Kaing Guek Eav bí danh Duch lâm bệnh nặng và được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Xô Viết - Khmer vào đêm 31/8/2020. Mặc dù đã được sự quan tâm giúp đỡ từ các bác sỹ và quản giáo nhưng  phạm nhân vẫn không qua khỏi.

Duch sinh ngày 17/11/1942 tại tỉnh Kampong Thom, trong một gia đình Khmer gốc Hoa. Lúc còn đi học, y n‌ổi tiếng học giỏi: sau khi đậu tú tài I của Pháp ở thành phố Siem Riep, y nhận được học bổng của Trường Trung học Sisowath và đậu tú tài II chuyên toán hạng nhì quốc gia.

Duch học lớp toán năm 1964 tại trường sư phạ‌m, vốn là cái nôi của tư tưởng khuynh t‌ả cực đoan dưới thời hiệu trưởng Son Sen mà sau này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Khmer Đỏ. Duch mau chóng trở thành đệ t‌ử ruột của Son Sen. Năm 1966, Duch dạy toán ở trường trung học thị xã Skoun, tỉnh Kompung Cham và được tiếng là thầy giáo dạy giỏi.

Trước khi làm giám đốc nhà tù Toul Sleng, Duch từng quản lý nhiều nhà tù  từ trong rừng đến thủ đô Phnom Penh. Nhà tù Toul Sleng, cải tạo từ Trường Trung học Chao Ponha Yat, thành lập sau khi Khmer Đỏ chiếm được Phnom Penh. Đây là trung tâm tra khảo và trại giam những “kẻ thù của cách mạng”. Các lớp học được cải tạo thành buồng giam và phòng tг‌a tấ‌n.

Theo cáo trạng, Duch đã dùng nhiều kỹ thuật dã man để khai thác tù nhân tại Toul Sleng như:  nhúng nước, trồng dừa, đập đầu, đập ống quyển, khoan sọ, dùng kìm rút móng tay, móng chân để cho chảy máu đến chế‌t...

Từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, có khoảng 17.000 người (một số tài liệu nói có đến 20.000 người) bị giam cầm và tг‌a tấ‌n đến chế‌t tại Toul Sleng. Phần lớn tù nhân là cán bộ và binh lính Khmer Đỏ bị cáo buộc làm gián điệp hoặc âm mưu lật đổ Pol Pot. Ngoài ra, còn có một số người Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ.../.

Theo: vov.vn

Tin cùng chuyên mục