Mô hình “Dân vận khéo”: Khi công nghệ chạm đến trái tim người học

12/05/2025 - 16:07
20

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với quần chúng bằng phong cách gần gũi của Người cán bộ dân vận vì nhân dân. Bác từng căn dặn: “Lực lượng của Dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đã tròn bảy mươi lăm năm trôi qua nhưng lời dạy của Bác vẫn luôn là bài học sâu sắc có ý nghĩa quan trọng và là phương châm hành động cho mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên Trường THPT Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Xác định tầm quan trọng của công tác dân vận và phong trào “Dân vận khéo” không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ làm công tác dân vận mà là của toàn hệ thống chính trị, Đảng bộ Trường THPT Thái Hòa luôn quan tâm lãnh chỉ đạo, luôn trăn trở suy nghĩ, đề ra những cách làm hay, hiệu quả. Mô hình “Dân vận khéo” của nhà trường không “đao to búa lớn”, không “sáo rỗng” bằng các câu khẩu hiệu mà thông qua các việc làm nhỏ, hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, thiết thực, góp phần giáo dục, tạo nhận thức tốt trong toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên nhà trường cũng như các bậc phụ huynh và đặc biệt nhất là trong nhận thức của các em học sinh.

Một trong những mô hình “dân vận khéo” đã được nhà trường triển khai rất hiệu quả, hướng đến mục tiêu “Đổi mới sáng tạo thực hiện tốt việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong công tác giảng dạy, học tập và thực hiện các công tác khác trong nhà trường”. “Dân vận khéo không chỉ là chuyện ở thôn bản, xóm làng, mà còn có thể bắt đầu từ... một tiết học sáng tạo.” Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thùy – giáo viên môn Địa lý - Trường THPT Thái Hòa – khi nói về hành trình đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy, gắn với mô hình “Dân vận khéo” trong nhà trường. 

1.jpg

Cô giáo Nguyễn Thị Thùy ứng dụng CNTT trong tiết dạy môn Địa lý

Chuyển đổi số – bắt đầu từ thầy cô

Với khẩu hiệu: "Mỗi thầy cô là một tuyên truyền viên chuyển đổi số", Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua những buổi tập huấn cùng các chuyên gia, 100% giáo viên đã biết sử dụng Google Meet, Zoom, soạn bài trên PowerPoint, Canva, tạo bài tập online qua Google Forms, Quizizz, Kahoot, Azota,…

2.jpg

Tập huấn về các phần mềm CNTT tại trường THPT Thái Hòa

Đặc biệt, nhà trường đã lên kế hoạch “giao bài trực tuyến”, mỗi môn giao bài tập cố định trong 1 ngày trong tuần trong bối cảnh thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục – đào tạo có hiệu lực. Học sinh được hướng dẫn cụ thể để làm bài tập trên các phần mềm trực tuyến như K12online.com, Azota.com,… cuối mỗi buổi học. Bên cạnh đó, rất nhiều giáo viên đã đi đầu trong mô hình "Lớp học điện tử – Giao tiếp không giấy": giáo viên giao bài, chấm bài, nhận xét trực tiếp qua nền tảng Zalo nhóm lớp và Google Classroom. Việc dùng CNTT giúp mình sát sao học sinh hơn, nhất là các em yếu kém vì thầy cô có thể phản hồi ngay lập tức.

Bên cạnh đó, Trường THPT Thái Hòa luôn tự tin khi có một đội ngũ Giáo viên luôn cập nhật CNTT, ứng dụng vào giảng dạy biến các tiết học trở nên sinh động hơn. Cũng nhờ đó mà học sinh của trường rất chủ động trong việc ứng dụng công nghệ vào học tập, những dự án KHKT sử dụng công nghệ máy móc cũng được các em áp dụng.

3.jpg

Thầy giáo Vũ Mạnh Tài – giáo viên môn GDKT-PL hướng dẫn các em ôn tập qua các phần mềm.

4.jpg

Phần mềm chẩn đoán hình ảnh bằng AI (trí tuệ nhân tạo) – Sản phẩm dự thi KHKT của các em học sinh trường THPT Thái Hòa

Dân vận trong thời đại số – không chỉ là vận động bằng lời nói

Một trong những điểm sáng là tổ tư vấn CNTT học đường, là các GVCN và các học sinh khá giỏi công nghệ trong lớp. Tổ này đảm nhận vai trò hỗ trợ kỹ thuật cho cả học sinh và phụ huynh: cài đặt phần mềm học trực tuyến, hướng dẫn tham gia các nhóm lớp online trên nền tảng mạng xã hội Zalo, sử dụng Cổng thông tin điện tử của trường, truy cập điểm danh, tra cứu kết quả học tập. Các phụ huynh luôn nắm được tình hình con em ở trên lớp do được GVCN cập nhật thường xuyên, kịp thời qua tin nhắn trên các nhóm lớp.

Lan tỏa mô hình dân vận sáng tạo trong trường học

Từ mô hình ban đầu, Trường THPT Thái Hòa đã triển khai thêm các hoạt động mới như:

· Sổ liên lạc điện tử qua Zalo.com: gửi điểm, nhận xét, nhắc lịch họp PHHS.

· Tập huấn sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho học sinh khối 12 khi làm hồ sơ tốt nghiệp, đăng ký CCCD định danh diện tử, khai báo y tế, quét mã QR thanh toán trên các ứng dụng thanh toán tiền điện tử, cập nhật thông tin trên app Đoàn viên thanh niên để hướng tới 100% được cấp sổ Đoàn điện tử.

· Thành lập "CLB truyền thông" – nơi học sinh tập huấn cho nhau làm video tuyên truyền, maketing cho những sự kiện của trường trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Zalo, TikTok, Youtube.

Khi công nghệ hóa cầu nối giữa nhà trường và gia đình

Nhờ mô hình “dân vận khéo bằng công nghệ thông tin”, Trường THPT Thái Hòa đã rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên – học sinh – phụ huynh. Sự phối hợp ba bên ngày càng chặt chẽ, học sinh chủ động học tập, nhà trường thuận lợi quản lý. 

Mỗi thiết bị thông minh được kết nối, mỗi bài giảng trực tuyến hiệu quả, mỗi phụ huynh yên tâm theo dõi con cái… đều là minh chứng cho sự thành công của công tác dân vận hiện đại. Ở Trường THPT Thái Hòa, “dân vận khéo” không còn là khẩu hiệu, mà đã trở thành hành động cụ thể – âm thầm, bền bỉ và hiệu quả. 

bình luận

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang