Chuyện về người nữ Bí thư Chi bộ thôn – tấm gương dân vận khéo

08/05/2025 - 16:20
28

Dân vận là công việc gắn bó mật thiết giữa ý Đảng và lòng dân. Ở mỗi vùng quê, sự thành công của các chủ trương, chính sách luôn gắn liền với vai trò của những người làm công tác cơ sở, đặc biệt là các Bí thư Chi bộ. Ở một thôn đầy khó khăn, một nữ Bí thư Chi bộ đã trở thành “hạt nhân đoàn kết”, người khơi dậy tinh thần tự giác, góp sức, góp công của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, gìn giữ môi trường sống và xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Là người dân thôn 6 Minh Tiến, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết đến chị Hoàng Thị Thương, chị là đồng bào dân tộc Tày, một người người được bà con nhân dân vô cùng tín nhiệm bởi sự khéo léo trong công tác dân vận đoàn kết dân tộc. Chị Thương đã 60 tuổi nhưng sức vẫn còn rất khỏe và đặc biệt là sự nhiệt huyết đóng góp cho quê hương, chị đã được nhân dân thôn 6 Minh Tiến, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng thôn hai nhiệm kỳ, kiêm Bí thư thôn 6 năm.

1.jpg

Hình ảnh chị Hoàng Thị Thương (Mặc bộ Quần áo Dân tộc Tày màu đen)

Trong  thôn có 223 hộ, đồng bào Mông 143 hộ, người dân đã và đang thay da đổi thịt từng ngày. Không phải bằng những cú hích ồn ào, cũng chẳng nhờ những bước đột phá lớn lao, sự đổi thay ấy đến từ sự bền bỉ, tâm huyết và trí tuệ của một người phụ nữ – người “Đảng viên dân vận khéo” – Bí thư Chi bộ thôn.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, chị Thương thấu hiểu từng phong tục, tập quán, từng ngóc ngách đời sống của người dân. Là con gái trong một gia đình nghèo, đông con, chị sớm biết thế nào là cái rét cắt da mùa đông không đủ áo, là những bữa cơm chỉ có mèn mén chan nước suối. Song chính từ những tháng ngày gian khó ấy, chị lại nuôi dưỡng cho mình một khát vọng: Làm sao để quê hương bớt nghèo, để bà con bớt khổ?

Khi trở thành Đảng viên, rồi sau đó là Bí thư Chi bộ thôn, chị hiểu rõ: muốn vận động dân thay đổi, trước hết bản thân phải làm gương, phải nói thật – làm thật – và gần dân như máu thịt. Ở nơi trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, nhận thức của người dân về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước còn mơ hồ, công tác dân vận chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đặc biệt, những quan niệm cổ hủ, phong tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết, thói quen du canh du cư… vẫn còn tồn tại dai dẳng.

Chị Thương không chọn cách tuyên truyền bằng văn bản hay khẩu hiệu suông. Với chị, dân vận là phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà, nói từng người” – mà phải sử dụng tiếng bản địa, bằng tấm lòng, bằng những câu chuyện thực tế gắn liền với cuộc sống thường nhật. Cùng với uy tín, và tài dân vận khéo léo của mình , chị Thương đã cùng các Ban ngành đoàn thể hỏa giải nhiều vụ tranh giành đất đai, mâu thuẫn trong khu dân cư, mâu thuẫn vợ chồng ….

Đường giao thông nông thôn, cần giải phóng mặt bằng nhưng nhiều hộ dân còn băn khoăn, lo lắng, sau khi chị giải thích chủ trương, gặp gỡ riêng các hộ chưa đồng thuận và cuối cùng có 16 hộ dân hiến đất tạo điều kiện cho con đường hoàn thành đúng tiến độ, không yêu cầu đền bù, con đường được mở rộng, giao thông thuận lợi, bộ mặt thôn bản khởi sắc.

Không chỉ vận động hiến đất làm đường, chị Thương còn tiên phong trong việc hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Trong thôn vẫn còn nhiều hộ sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát, nhất là khi mùa mưa bão đến, cuộc sống vốn khó khăn lại càng thêm cơ cực, thấu hiểu hoàn cảnh của bà con. Chị Thương đề xuất với Chi bộ thôn triển khai phong trào “Góp công, góp sức xây nhà cho hộ nghèo”. chị đi từng hộ vận động mỗi gia đình góp ít nhất một vài ngày công, 

Một trong những điều đặc biệt ở thôn 6 Minh Tiến  là vào sáng thứ bảy hằng tuần, người dân đều ra quân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Đây là việc làm đã duy trì đều đặn trở thành nếp sinh hoạt của thôn.

2.jpg

Hình ảnh người dân ra quân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

 Phong trào văn nghệ của địa phương cũng được phát triển mạnh với đội văn nghệ địa phương với hàng vài chục người tham gia với mọi lứa tuổi, thành lập Câu lạc bộ văn nghệ dân tộc Mông.

3.jpg

Hình ảnh Câu lạc bộ dân tộc Mông.

Vai trò của Bí thư Chi bộ thôn không chỉ ở việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, mà còn là người trực tiếp xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng. 

Dưới sự lãnh đạo của chị, Chi bộ đã nhiều năm liền đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, được Huyện ủy tặng giấy khen. Cá nhân chị nhiều lần được biểu dương là “Đảng viên dân vận khéo”, Song điều chị trân quý hơn cả không phải những bằng khen, giấy khen, mà chính là sự tin yêu, quý trọng từ người dân. 

Trong bối cảnh Đảng ta đang tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là về “Dân vận khéo”, thì những người cán bộ cơ sở như chị Thương là những tấm gương chân thực nhất.

Dân vận không phải chuyện lớn lao, cũng không phải điều xa vời. Dân vận bắt đầu từ sự chân thành, từ việc lắng nghe, chia sẻ và đồng hành với người dân bằng trái tim. Một Bí thư Chi bộ không chỉ là người tổ chức, chỉ đạo, mà còn là người bạn, người thân, người dẫn đường cho nhân dân.

Người xưa nói: “Lấy dân làm gốc”, còn Bác Hồ dạy: “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Ở một thôn bản còn lắm khó khăn, giữa biết bao thách thức, chị Bí thư Chi bộ– người phụ nữ đầy nội lực – đã khẳng định một điều giản dị mà lớn lao: Dân vận khéo không phải là nói cho hay, mà là làm cho đúng, cho thật, cho được việc. Chừng nào còn những người như chị, chừng ấy niềm tin vào Đảng trong lòng dân vẫn vững bền như núi./.

bình luận

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang