Mỹ và Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức đối thoại liên chính phủ về AI
16/05/2024 - 14:51
235
Mỹ và Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức đối thoại liên chính phủ về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Geneva, Thụy Sĩ. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm thúc ...
Phái đoàn Mỹ - Trung Quốc tập trung thảo luận cách tiếp cận của mỗi bên trong việc giải quyết vấn đề, bao gồm các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhằm sử dụng công nghệ an toàn. Hai bên nhất trí cho rằng, việc phát triển công nghệ AI phải đối mặt với cả cơ hội và rủi ro, đồng thời tái khẳng định cam kết thực hiện sự đồng thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 11 năm ngoái giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh: “Để thực hiện sự đồng thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh San Francisco giữa hai nguyên thủ quốc gia, theo thỏa thuận của hai bên, Trung Quốc và Mỹ tổ chức cuộc đối thoại liên chính phủ đầu tiên về AI ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 14/5 theo giờ địa phương. Hai bên tập trung trao đổi quan điểm về những rủi ro công nghệ của AI, quản trị toàn cầu, các biện pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội nhờ AI và các vấn đề khác cùng quan tâm”.
Đáng chú ý, cuộc họp lần này sẽ không đề cập đến bất kỳ nội dung nào liên quan đến các biện pháp trừng phạt công nghệ tiên tiến của Mỹ áp đặt đối với Trung Quốc - vốn là điểm mấu chốt trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước thời gian qua.
Nêu rõ "lập trường nghiêm túc" về các hạn chế và áp đặt của Mỹ đối với Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc vừa lên tiếng ủng hộ tăng cường quản trị toàn cầu về AI cũng như phát huy tối đa vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề này. Phái đoàn Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng tăng cường liên lạc và phối hợp với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, để hình thành cơ chế quản trị trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
Về phía Mỹ, phái đoàn nước này nhấn mạnh với các đối tác Trung Quốc về sự cần thiết phải “duy trì đường dây liên lạc cởi mở về rủi ro và an toàn AI như một phần quan trọng của việc quản lý cạnh tranh có trách nhiệm”. Dù không đồng quan điểm với Trung Quốc trong nhiều vấn đề, cả về ứng dụng AI, song Mỹ tin rằng việc trao đổi thông tin về các rủi ro nghiêm trọng của AI có thể giúp thế giới an toàn hơn.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson cũng đặc biệt nêu ra những quan ngại về việc Trung Quốc "lạm dụng" trí tuệ nhân tạo, giữa lúc quân đội nước này ngày càng tập trung vào thúc đẩy năng lực AI. Mỹ vì vậy đã thực hiện các hành động có mục tiêu nhằm giải quyết những rủi ro tiềm ẩn.
Ngay sau cuộc đàm phán song phương chính thức đầu tiên với Trung Quốc về vấn đề AI, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ hôm qua đã kêu gọi Quốc hội nước này phê duyệt 32 tỷ USD tài trợ cho nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp Mỹ dẫn trước Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ đang nổi lên một cách mạnh mẽ này. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden được cho là đã sẵn sàng mở một mặt trận mới trong nỗ lực bảo vệ AI của Mỹ trước các đối thủ hàng đầu là Trung Quốc và Nga. Đầu tháng này, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc và Nga cam kết không bao giờ sử dụng AI trong việc ra quyết định về vũ khí hạt nhân.
Phái đoàn Mỹ - Trung Quốc tập trung thảo luận cách tiếp cận của mỗi bên trong việc giải quyết vấn đề, bao gồm các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhằm sử dụng công nghệ an toàn. Hai bên nhất trí cho rằng, việc phát triển công nghệ AI phải đối mặt với cả cơ hội và rủi ro, đồng thời tái khẳng định cam kết thực hiện sự đồng thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 11 năm ngoái giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh: “Để thực hiện sự đồng thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh San Francisco giữa hai nguyên thủ quốc gia, theo thỏa thuận của hai bên, Trung Quốc và Mỹ tổ chức cuộc đối thoại liên chính phủ đầu tiên về AI ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 14/5 theo giờ địa phương. Hai bên tập trung trao đổi quan điểm về những rủi ro công nghệ của AI, quản trị toàn cầu, các biện pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội nhờ AI và các vấn đề khác cùng quan tâm”.
Đáng chú ý, cuộc họp lần này sẽ không đề cập đến bất kỳ nội dung nào liên quan đến các biện pháp trừng phạt công nghệ tiên tiến của Mỹ áp đặt đối với Trung Quốc - vốn là điểm mấu chốt trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước thời gian qua.
Nêu rõ "lập trường nghiêm túc" về các hạn chế và áp đặt của Mỹ đối với Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc vừa lên tiếng ủng hộ tăng cường quản trị toàn cầu về AI cũng như phát huy tối đa vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề này. Phái đoàn Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng tăng cường liên lạc và phối hợp với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, để hình thành cơ chế quản trị trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
Về phía Mỹ, phái đoàn nước này nhấn mạnh với các đối tác Trung Quốc về sự cần thiết phải “duy trì đường dây liên lạc cởi mở về rủi ro và an toàn AI như một phần quan trọng của việc quản lý cạnh tranh có trách nhiệm”. Dù không đồng quan điểm với Trung Quốc trong nhiều vấn đề, cả về ứng dụng AI, song Mỹ tin rằng việc trao đổi thông tin về các rủi ro nghiêm trọng của AI có thể giúp thế giới an toàn hơn.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson cũng đặc biệt nêu ra những quan ngại về việc Trung Quốc "lạm dụng" trí tuệ nhân tạo, giữa lúc quân đội nước này ngày càng tập trung vào thúc đẩy năng lực AI. Mỹ vì vậy đã thực hiện các hành động có mục tiêu nhằm giải quyết những rủi ro tiềm ẩn.
Ngay sau cuộc đàm phán song phương chính thức đầu tiên với Trung Quốc về vấn đề AI, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ hôm qua đã kêu gọi Quốc hội nước này phê duyệt 32 tỷ USD tài trợ cho nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp Mỹ dẫn trước Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ đang nổi lên một cách mạnh mẽ này. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden được cho là đã sẵn sàng mở một mặt trận mới trong nỗ lực bảo vệ AI của Mỹ trước các đối thủ hàng đầu là Trung Quốc và Nga. Đầu tháng này, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc và Nga cam kết không bao giờ sử dụng AI trong việc ra quyết định về vũ khí hạt nhân.