Indonesia chưa sẵn sàng triển khai “hộ chiếu vaccine”

Tại Indonesia, mặc dù công tác tiêm chủng đang được triển khai rất khẩn trương song nước này vẫn chưa sử dụng thuật ngữ “hộ chiếu vaccine”.

Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia đã ghi nhận hơn 1,5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 14.000 người đã tử vong. Quốc gia có số dân đông thứ 4 thế giới đang nỗ lực để đạt mục tiêu tiêm chủng cho 181 triệu dân trong vòng 15 tháng để đạt miễn dịch cộng đồng.

Với những nỗ lực của Chính phủ Indonesia, mặc dù không phải quốc gia sản xuất vaccine Covid-19, nhưng hiện nay Indonesia đứng thứ 4 trên thế giới về tỷ lệ tiêm với hơn 12 triệu người đã được tiêm chủng sau 3 tháng thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 miễn phí toàn dân. Mỗi ngày quốc gia này đã tiêm chủng được cho 500.000 người. Tuy nhiên hiện nay, chính nay chính phủ Indonesia đang điều chỉnh lại nhịp tiêm, do lường trước khả năng bị thiếu vaccine khi các nước sản xuất có ý định cấm vận xuất khẩu vaccine Covid-19. 

Để đảm bảo nguồn cung vaccine, Indonesia đã thực hiện chính sách ngoại giao vaccine, hợp tác với 4 nhà sản xuất vaccine là Sinovac, AstraZeneca, Novavax và Pfizer. Hiện tại, Indonesia đã có trong tay tổng cộng 54,6 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó có có 53,5 triệu liều Sinovac từ Trung Quốc ở dạng thành phẩm và nguyên liệu thô tự bào chế và 1,1 triệu liều vaccine AstraZeneca thông qua cở sở COVAX.

 

Nước này cũng đang xây dựng kế hoạch trở thành Trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm vaccine này không chỉ ở dạng dự trữ mà còn ở hình thức phát triển công nghiệp nguyên liệu vaccine.

Indonesia chưa sẵn sàng triển khai hộ chiếu vaccine

Tại Indonesia, mặc dù công tác tiêm chủng đang được triển khai rất khẩn trương song nước này vẫn chưa sử dụng thuật ngữ “hộ chiếu vaccine”. Một trong những lý do mà Bộ trưởng trưởng Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno đưa ra là do việc phân phối và tiêm chủng vaccine trong nước vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, quốc gia này được cho là đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số ca mắc và tử vong do đại dịch.

 

Những người đã tiêm vaccine tại Indonesia vẫn chưa nhận được chính sách ưu tiên nào so với những người chưa được tiêm chủng, ngoài việc được cấp giấy chứng nhận đã tiêm vaccine Covid-19 để khích lệ người dân tiêm chủng. Mọi hoạt động đi lại bằng phương tiện máy bay, tàu hỏa hay tàu biển cũng như các hoạt động hội họp vẫn yêu cầu thực hiện các xét nghiệm Covid-19 và thực hiện các giao thức y ttế

Mới đây Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết, hiện tại công dân nước ngoài vẫn chưa cần phải có giấy chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 và vẫn phải tuân thủ các giao thức y tế như xét nghiệm và cách ly mà chính phủ nước này đưa ra.

Theo nhà quan sát quan hệ quốc tế Hikmahanto Juwana của Indonesia, vấn đề tiêm chủng Covid-19 không bình đẳng giữa các quốc gia và trong chính quốc gia đó có thể là một trở ngại cho việc sử dụng hộ chiếu vaccine trong tương lai, kể cả ở Indonesia.

Bên cạnh đó, ông Hikmahanto cho rằng, thời hạn hiệu lực của các loại vaccine khác nhau (6-8 tháng hoặc hơn), do đó, dữ liệu không dễ dàng để nhập vào hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh. Tuy nhiên theo ông Hikmawanto, dù có đồng ý với thuật ngữ “hộ chiếu vaccine” hay không thì chính phủ Indonesia cũng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêm phòng cho các công dân Indonesia ra nước ngoài, kể cả trong các vấn đề thờ cúng như đi hành hương.

Mới đây, Hiệp hội Hồi giáo tổ chức hành hương của Indonesia đã đề xuất lên chính phủ phương án này, ưu tiên tiêm chủng cho người hành hương và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho những người này để bắt đầu chuyến đi tới thánh địa Mecca năm nay ngay sau khi Saudi Arabia ra quyết định chính thức về quy chế hành hương 2021./.

Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia đã ghi nhận hơn 1,5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 14.000 người đã tử vong. Quốc gia có số dân đông thứ 4 thế giới đang nỗ lực để đạt mục tiêu tiêm chủng cho 181 triệu dân trong vòng 15 tháng để đạt miễn dịch cộng đồng.

Với những nỗ lực của Chính phủ Indonesia, mặc dù không phải quốc gia sản xuất vaccine Covid-19, nhưng hiện nay Indonesia đứng thứ 4 trên thế giới về tỷ lệ tiêm với hơn 12 triệu người đã được tiêm chủng sau 3 tháng thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 miễn phí toàn dân. Mỗi ngày quốc gia này đã tiêm chủng được cho 500.000 người. Tuy nhiên hiện nay, chính nay chính phủ Indonesia đang điều chỉnh lại nhịp tiêm, do lường trước khả năng bị thiếu vaccine khi các nước sản xuất có ý định cấm vận xuất khẩu vaccine Covid-19. 

Để đảm bảo nguồn cung vaccine, Indonesia đã thực hiện chính sách ngoại giao vaccine, hợp tác với 4 nhà sản xuất vaccine là Sinovac, AstraZeneca, Novavax và Pfizer. Hiện tại, Indonesia đã có trong tay tổng cộng 54,6 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó có có 53,5 triệu liều Sinovac từ Trung Quốc ở dạng thành phẩm và nguyên liệu thô tự bào chế và 1,1 triệu liều vaccine AstraZeneca thông qua cở sở COVAX.

Nước này cũng đang xây dựng kế hoạch trở thành Trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm vaccine này không chỉ ở dạng dự trữ mà còn ở hình thức phát triển công nghiệp nguyên liệu vaccine.

 

Theo: vov.vn

Tin cùng chuyên mục