Covid-19: Các nhà lãnh thế giới cảnh báo bước lùi trong hợp tác toàn cầu

Sau hơn nửa năm bùng phát, đại dịch Covid-19 vẫn là mối lo ngại hàng đầu trên thế giới khi số ca mắc và số ca tử vong vẫn không ngừng gia tăng.

Một ngày sau khi chính thức khởi động tiến trình rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Mỹ hôm qua (8/7) ghi nhận số ca mắc Covid-19 vượt ngưỡng 3 triệu người, chiếm tới ¼ số ca mắc toàn cầu. Nhiều người đã gọi đây là “một bước thụt lùi” trong bối cảnh thế giới cần sự hợp tác hơn lúc nào hết để chiến thắng đại dịch. Sau hơn nửa năm bùng phát, dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 vẫn là mối lo ngại hàng đầu.

covid-19: cac nha lanh the gioi canh bao buoc lui trong hop tac toan cau hinh 1
Ảnh minh họa: Reuters

Mỹ tiếp tục là nước chịu tác động mạnh nhất của dịch Covid-19 cả về số ca mắc và tử vong. Theo Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, ở giai đoạn hiện nay, hơn 39 triệu người Mỹ đã được xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Trong số này, hơn 3 triệu người có kết quả dương tính và hơn 1,3 triệu người đã bình phục.

Đến nay, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 131.000  trên tổng số hơn 3 triệu người Mỹ mắc bệnh. Sau khi tình hình có dấu hiệu được kiểm soát tại những ổ dịch lớn nhất nước, đặc biệt là New York, từ vài tuần nay, nước Mỹ lại phải chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ số ca nhiễm tại các bang miền Nam và miền Tây. Theo chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci, thực tế là Mỹ vẫn chưa ra khỏi làn sóng thứ nhất của dịch bệnh và các chỉ số vẫn duy trì ở mức báo động đỏ tại nhiều bang đông dân nhất nước như Texas hay Florida.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump hôm qua vẫn tiếp tục khẳng định, tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Mỹ đã giảm tới 10 lần và vẫn quyết tâm khởi động tiến trình rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới.

“Gần 40 triệu người đã được xét nghiệm Covid-19. Tỷ lệ người dân được xét nghiệm tại Mỹ là chưa từng thấy và cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Đây cũng là lý do tại sao số ca mắc tại Mỹ lại cao hơn”.

 

Chính phủ Đức hôm qua bày tỏ lo ngại, quyết định của Mỹ có thể đánh dấu “bước thụt lùi trong hợp tác toàn cầu”, đặc biệt khi thế giới đang cần hành động chung trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 hiện nay. Tống giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus thì thừa nhận, thế giới vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm của đại dịch.

“Thế giới đã phải mất 12 tuần để chứng kiến số ca mắc Covid-19 vượt mốc 400.000 người. Song chỉ riêng cuối tuần qua, chúng ta đã có hơn 400.000 trường hợp trên toàn cầu. Rõ ràng, sự bùng phát của dịch bệnh đang gia tăng và chúng ta vẫn chưa đi qua giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch”.

Lo ngại này càng có cơ sở khi số nước phải tái áp đặt phong tỏa do dịch bệnh hôm qua đã lên con số hơn 20 nước, trong đó có cả Mỹ và những nước châu Âu được coi là đã kiểm soát được dịch bệnh.  

Tại Tây Ban Nha, chính quyền nước này cuối tuần trước đã phải ban bố lệnh phong tỏa đối với 200.000 dân ở vùng Catalonia và hơn 70.000 người dân ở Galacia. Còn tại Anh, chính phủ nước này cũng đã thông báo tăng cường phong tỏa đối với khu vực trung tâm thành phố và một phần các khu phố ở thành phố Leicester. Theo thống kê, hơn 10% số ca mắc mới mỗi ngày tại Anh là tại khu vực miền Trung đất nước này.

Tại châu Á, bang miền Nam Tamil Nadu, Ấn Độ mới đây cũng buộc phải tái phong tỏa tới cuối tháng đối với 15 triệu dân ở khu vực Chennai. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nước này đã ghi nhận gần 700.000 ca mắc Covid-19, trong đó gần 20.000 ca tử vong. Chính phủ lo ngại một nửa triệu dân Ấn Độ có thể nhiễm bệnh từ nay đến cuối tháng 7./.

Còn tại châu Phi, dù số ca mắc bệnh và tử vong do Covid-19 thấp hơn so với các châu lục khác, song tình hình lại đáng lo ngại. Ngân hàng phát triển châu Phi hôm qua cảnh báo, gần 50 triệu người tại khu vực này có thể bị rơi vào cảnh đói nghèo cùng cực do tác động kinh tế của dịch bệnh./.

Theo: VOV.VN

Tin cùng chuyên mục