Kỳ họp thứ II, Ban Đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hàm Yên năm 2020

Ban Đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hàm Yên vừa tổ chức kỳ họp thứ II, năm 2020. Đồng chí Hoàng Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Hàm Yên chủ trì kỳ họp.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hàm Yên đã bám sát các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và Quy chế hoạt động, Nghị quyết của HĐQT NHCSXH, chỉ đạo của chi nhánh NHCSXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban và các tổ chức chính trị xã hội, điều hành quyết liệt tập trung triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời tập trung củng cố, nâng cao chất tín dụng chính sách, đạt được kết quả khá tốt trên các lĩnh lực, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Phòng giao dịch tích cực tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện đề nghị Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện bố trí một phần nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang cho NHCSXH để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Trong năm 2020, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH huyện Hàm Yên để bổ sung cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách  khác trên địa bàn huyện là 600 triệu đồng

Tính đến thời điểm 30/6/2020, tổng nguồn vốn đạt 484.385 triệu đồng, tăng 27.031 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng đạt 5,9%; Nguồn vốn huy động tại địa phương: 30.169 triệu đồng, tăng 2.369 triệu đồng so với đầu năm; tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 81,4 tốc độ tăng trưởng đạt 8,5%; Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương: 4.244 triệu đồng tăng 600 triệu so với đầu năm.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng: 483.924 triệu đồng/15 chương trình tín dụng/15.436 hộ vay, đạt 98,6% kế hoạch dư nợ; tăng 26.802 triệu đồng so đầu năm 2020. Tăng trưởng dư nợ được tập trung vào một số chương trình tín dụng như: Cho vay hộ cận nghèo tăng 15.479 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 14,8%; cho vay hộ mới thoát nghèo tăng 7.900 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 36,3%; cho vay NS& VSMTNT tăng 4.618 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 9,2%; cho vay hộ Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tăng 7.750 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 11%...

6 tháng cuối năm 2020, Ban Ban Đại diện hội đồng quản trị phấn đấu kế hoạch tăng trưởng tín dụng đạt 99,8% so với kế hoạch năm 2020. Phấn đấu tổng vốn huy động qua tổ chức, cá nhân và tiền gửi tổ viên tổ TK&VV 27,2 tỷ đồng, tăng 3,1 tỷ đồng so năm 2019. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh thấp hơn 0,3% trên tổng dư nợ. 95% Tổ TK&VV xếp loại tốt và khá, phấn đấu không có tổ TK&VV xếp loại yếu kém. Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giao dịch xã, phấn đấu chất lượng hoạt động tại xã không có xã hoạt động yếu kém. Tỷ lệ thu lãi từ 100% trở lên. Phấn đấu chất lượng hoạt động tín dụng chính sách đạt loại tốt và đạt từ 93 điểm trở lên./.

PV

Tin cùng chuyên mục